Thứ ba, 13/12/2016, 16:53 (GMT+7)
Thứ ba, 13/12/2016, 16:53 (GMT+7)

Dấu ấn tà áo dài những năm trước Đổi mới

Áo dài miền Nam sau năm 1975 tiếp tục phong cách kín đáo từ các thập niên trước với tay áo Raglan, phom chít eo, màu sắc trang nhã...

dau-an-ao-dai-sai-gon-nhung-nam-truoc-doi-moi-1986

Theo nhà thiết kế Thủy Nguyễn, nhiều mẫu áo dài từ đầu thập niên 1960 vẫn tiếp tục thịnh hành trong giai đoạn 1976 - 1986. Phom dáng chủ yếu vẫn là áo vạt dài, chít eo, ngoài kiểu cổ giống sườn xám thông thường, áo còn có kiểu cổ được cắt sát và cổ thuyền. Nữ thiết kế tâm đắc nhất là cách phụ nữ Sài Gòn thời kỳ này đón nhận những nét mới trong trang phục truyền thống. Áo dài có chất liệu mềm mại, gợi cảm hơn như chiffon hay ren. Các thiết kế cách tân hơn bằng cách mở rộng cổ, bớt tay áo, chiết ben eo ôm sát tôn vóc dáng, họa tiết lớn, nổi bật hơn như hoa hay họa tiết thổ cẩm. Chiếc quần lụa trắng hay đen ngày nào giờ đã nhường chỗ cho quần đồng màu hoặc ngược hẳn với áo.
 

Tuy vậy, những năm sau năm 1975, vì tình hình xã hội và điều kiện kinh tế cả nước nói chung còn khó khăn, tà áo dài không phổ biến trong đời sống người dân miền Nam như trước đó.

Ca sĩ Cẩm Vân biểu diễn trên sân khấu với

Nhà thiết kế Nguyễn Công Trí cũng cho rằng, giai đoạn 10 năm sau năm 1975, áo dài miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vẫn tiếp tục kế thừa nhiều đặc trưng từ phong cách trước đây như tay áo được thiết kế theo xu hướng Raglan: tạo thành từ một đường xéo từ cổ xuống nách thay vì một vòng từ vai xuống nách, làm cho phần vai áo mềm mại và người mặc cử động cũng dễ dàng hơn, khuy áo được cách tân bằng nút bấm thay vì nút cài. Đến thập niên 80, áo dài vẫn không có nhiều thay đổi lớn, ngoài việc độ dài tà áo được cắt ngắn lên đến một quãng nhỏ dưới gối. 
Trong ảnh: Những năm thập niên 1980, ca sĩ Cẩm Vân thường xuyên mặc áo dài biểu diễn. Chị cho biết chị đặt người thiết kế riêng để mỗi lần lên sân khấu là mặc một chiếc áo khác về màu sắc.

Phom dáng áo dài thời kỳ này tiếp tục phát huy những đột phá trước đó: đột phá lớn khi từ form áo dài suống rộng chuyển sang chiếc áo dài có phần chit eo nhằm tôn lên những đường nét quyến rũ của phụ nữ.

Hình ảnh ca sĩ Cẩm Vân trong tà áo dài là một trong những hình ảnh đẹp của làng nhạc Sài Gòn giai đoạn này. Theo nhà thiết kế Sĩ Hoàng, chất liệu áo thời kỳ này chủ yếu là vải soir - một loại lụa có pha nhiều chất polyester để tạo độ trơn bóng, mỏng nhẹ, mau khô, hay vải muslin mỏng nhẹ và linh hoạt, vải lụa... Phụ kiện các bà các cô hay dùng kèm áo dài là dây chuyền vàng mặt ngọc, chuỗi hạt...

Chiếc áo dài khác của ca sĩ Cẩm Vân vào thập niên 1980.

Nhà thiết kế Công Trí cho biết nhiều bộ áo dài trong giai đoạn này có họa tiết khá bắt mắt, chẳng hạn như họa tiết đồng tiền trên vải gấm, hay họa tiết hoa li ti mang âm hưởng thời trang Hippie, gam màu neon nổi bật mang phong cách thời trang thập niên 80... "Những đặc trưng này hứa hẹn sẽ trở lại trong các năm tới", Công Trí chia sẻ. Trong ảnh: Một bộ áo dài được ca sĩ Cẩm Vân mặc vào đầu thập niên 1980 được nhà thiết kế Sĩ Hoàng sưu tầm, nằm trong bộ sưu tập hiện vật áo dài xưa của anh.

Trong bộ sưu tập hiện vật những áo dài xưa cũ của mình, nhà thiết kế - nhà văn hóa Sĩ Hoãng vẫn còn lưu giữ mẫu áo dài được ca sĩ Cẩm Vân mặc vào đầu thập niên 1980.

Xu hướng áo dài thời kỳ này chủ yếu là áo dài hở cổ, được gợi cảm hứng từ áo dài cổ thuyền của bà Trần Lệ Xuân năm 1958. Bên cạnh đó là các kiểu áo dài tay Raglan, áo dài hippie với vạt áo may hẹp và ngắn đến đầu gối, thân áo rộng theo dáng người, cổ áo thấp, quần được may dài với ống rộng hoặc mặc với quần Tây. Trong ảnh: một kiểu áo dài đầu thập niên 80 của ca sĩ Cẩm Vân.

Đầu thập niên 1980, một trong những thay đổi lớn nhất của áo dài là  thay đổi lớn, ngoại trừ độ dài tà áo được cắt ngắn lên đến một quãng nhỏ dưới gối.

Diễn viên Diễm My trong tà áo dài.
"Theo tôi, đặc trưng nhất cho cả áo dài nam và nữ giai đoạn này là màu sắc trung tính và thiết kế giản dị nhưng không đơn điệu. Áo dài lúc này vừa đọng lại những nét đặc biệt của thập niên trước, vừa bắt đầu 'chuyển mình' ", nhà thiết kế Thủy Nguyễn chia sẻ.

Một hiện vật áo dài phụ nữ Sài Gòn đầu thập niên 1980 được trưng bày tại bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, TP HCM.

Một hiện vật áo dài phụ nữ Sài Gòn vào thập niên 1980 được trưng bày tại Bảo tàng phụ nữ Nam bộ, TP HCM. Nhìn chung, giai đoạn từ năm 1970 kéo dài đến năm 1990 áo dài không có sự khác biệt quá lớn về phong cách.

Một chiếc áo dài của Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương trong cùng giai đoạn

Một hiện vật áo dài thập niên 1980 của Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương do nhà thiết kế Sĩ Hoàng lưu giữ được. Nữ nghệ sĩ thường chọn trang phục áo dài có màu sắc hòa nhã, kiểu dáng cổ điển, vạt áo dài đến đầu gối...

Hiện vật áo dài được may năm 1980 của nhà quân sự Nguyễn Thị Định. Theo nhà thiết kế Sĩ Hoàng, bà thường mặc áo dài khi dự những cuộc họp quan trọng.

Hiện vật áo dài được may năm 1980 của nữ anh hùng Nguyễn Thị Định. Theo nhà thiết kế Sĩ Hoàng, bà thường mặc áo dài khi dự những cuộc họp quan trọng. "Áo dài thời kỳ này dù cách tân đến đâu vẫn mang dáng vẻ thanh thoát tôn lên nét quyến rũ của người phụ nữ. Kỹ thuật thêu, đính cũng tạo tiền đề cho nhiều nhà mốt ngày nay áp dụng vào thiết kế của mình. Chính nét duyên thầm nhẹ nhàng nhưng sang trọng đó là nguồn cảm hứng để ngày nay ra đời những thiết kế không chỉ riêng về áo dài hiện đại mà còn là trang phục nữ giới nói chung", nhà thiết kế Công Trí nhận xét.

dau-an-ao-dai-sai-gon-nhung-nam-truoc-doi-moi-1986-6

Với nhà thiết kế Liên Hương, ở giai đoạn cuối thập niên 1970 đến thập niên 1980, chị chú ý đến các mẫu áo dài may bằng vải màu thêu hoa, hoặc kết hoa vải đính hạt bẹc, cườm... "Giai đoạn này, đàn ông hiếm khi mặc áo dài, chủ yếu là những bậc cao niên mặc trong dịp lễ lạt, cưới hỏi.", chị hồi tưởng Trong ảnh là nhà thiết kế áo dài Liên Hương (phải) mặc áo dài dự tiệc cưới vào năm 1985.

Chiếc áo dài tà ngắn ngang gối là kiểu dáng của những trước 1986. quần ống rộng hơn 30cm. Trong dịp lễ cưới, cô dâu thường khoác thêm áo choàng ren bên ngoài, đeo găng tay, đội voan về nhà chồng.

Áo dài tà ngắn ngang gối là kiểu dáng phổ biến trước năm 1986. Quần đi kèm thường có ống rộng hơn 30 cm. Trong dịp lễ cưới, cô dâu thường khoác thêm áo choàng ren bên ngoài, đeo găng tay, đội voan về nhà chồng. Trong ảnh: chị Trần Thị Hiệp mặc áo dài cưới trong hôn lễ với anh Phan Hữu Diềm tại Gia Lai (ảnh chụp năm 1985).

dau-an-ao-dai-sai-gon-nhung-nam-truoc-doi-moi-1986-5

Chị Nguyễn Thị Kim Thà, quê ở An Giang, mặc kiểu áo dài trắng phổ biến vào năm 1986. Kể từ năm này về sau, áo dài dần được mặc trở lại và càng về sau càng phổ biến. Đến nay, trang phục này được xem là một trong những trang phục đậm hồn cốt Việt Nam.

* Ảnh: Mẫu áo dài thập niên 1980 do nhà thiết kế Sĩ Hoàng sưu tầm

Mai Nhật

>>Xem thêm:

Hoa hậu Mỹ Linh diện áo dài đi lễ chùa ở Thượng Hải

Thanh Hà tạo dáng với áo dài vẽ hoa

 
Chia sẻ bài viết qua email